AsemconnectVietnam - Quý I/2016, nhập khẩu sữa kim ngạch tăng nhẹ, giá ổn định.
Kim ngạch (USD)
|
Tháng 1 |
95.903.107
|
Tháng 2 |
71.767.902
|
Tháng 3 |
70.391.450
|
(Nguồn số liệu: TCHQ)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sữa và sản phẩm với tốc độ giảm dần, trong đó tháng 1 là tháng đạt kim ngạch cao nhất.
Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ 15 quốc gia trên thế giới, trong đó New Zealand là thị trường chính chiếm 30,8% tổng kim ngạch, đạt 73,9 triệu USD, tăng 1,41% so với cùng kỳ.
Nguồn cung lớn thứ hai sau New Zealand là Australia, đạt 20 triệu USD, tăng 23,57%, kế đến là Thái Lan, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường này trong quý đầu năm nay giảm nhẹ, giảm 0,56%, tương ứng với 18,9 triệu USD…
Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường khác nữa như: Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ba Lan…
Nhìn chung, quý I/2016, nhập khẩu sữa và sản phẩm của Việt Nam từ các thị trường đều với tốc độ tăng trưởng dương, chiếm trên 66%, trong đó nhập từ Nhật Bản tăng mạnh nhất, tăng 96,98%, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 2,8 triệu USD. Ngoài ra, nhập khẩu từ một số thị trường với tốc độ tăng trưởng khá như: Pháp tăng 79,02%; Bỉ tăng 61,55% và Đan Mạch tăng 86,88%. Ngược lại, nhập khẩu từ các thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 33,3% trong đó nhập từ Hàn Quốc giảm mạnh nhất, giảm 33,49%.
Thị trường cung cấp sữa và sản phẩm sữa quý I/2016 - ĐVT: USD
Thị trường |
3 tháng 2016
|
3 tháng 2015
|
So sánh +/- (%)
|
Tổng cộng |
239.606.557
|
236.180.097
|
1,45
|
New Zealand |
73.971.456
|
72.942.113
|
1,41
|
Australia |
20.015.660
|
16.198.237
|
23,57
|
Thái Lan |
18.960.420
|
19.067.606
|
-0,56
|
Pháp |
15.925.713
|
8.896.170
|
79,02
|
Đức |
13.354.587
|
11.049.043
|
20,87
|
Hoa Kỳ |
11.978.195
|
19.862.706
|
-39,70
|
Ba Lan |
10.038.332
|
8.129.281
|
23,48
|
Hà Lan |
7.632.928
|
9.167.035
|
-16,74
|
Malaysia |
7.372.873
|
5.837.831
|
26,29
|
Nhật Bản |
2.885.852
|
1.465.055
|
96,98
|
Hàn Quốc |
2.880.297
|
4.330.824
|
-33,49
|
Tây ban Nha |
1.678.741
|
1.625.630
|
3,27
|
Bỉ |
1.396.870
|
864.642
|
61,55
|
Philippin |
1.070.755
|
1.466.730
|
-27,00
|
Đan Mạch |
402.186
|
215.214
|
86,88
|
(Nguồn số liệu: TCHQ)
Thị trường
Nhìn chung, từ đầu năm đến hết tháng 3/2016, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi ổn định, cùng với đó Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo Cục quản lý giá Bộ Tài chính, tính đến ngày 29/3/2016, đã có 831 mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được công bố giá tối đa, giá đăng ký, giá kê khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Sở Tài chính các địa phương.
Hiện không ít người tiêu dùng cứ thấy sữa nước đóng hộp thì nghĩ là sữa tươi mà không biết rằng không ít trong số đó được pha lại từ sữa bột.
Có sữa tươi nguyên chất thanh trùng, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng, rồi sữa tiệt trùng. Vậy sữa tiệt trùng có phải sữa tươi không hay là sữa bột pha lại? Nếu là sữa bột pha lại thì sao không ghi rõ… đó là thắc mắc của không chỉ người tiêu dùng, mà ngay chính cơ quan chức năng cũng thấy cần phải thay đổi.
Nhằm siết chặt quy chuẩn mặt hàng sữa dạng lỏng, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đang lấy ý kiến sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT. Theo dự thảo mà cơ quan này đưa ra, sẽ có 6 tên gọi vè sữa dạng lỏng, bao gồm sữa tươi nguyên chất, sữa tươi, sữa tươi tách béo, sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp.
Trong đó sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp trước đây được gọi chung tên là “sữa tiệt trùng”. Đây là tên gọi mà lâu nay người tiêu dùng nhầm lẫn giữa sữa bột và sữa tươi trong khi bản chất sữa tiệt trùng trên thị trường hiện nay phần lớn là sữa bột pha lại.
Cục an toàn thực phẩm đang phân vân việc phân loại 2 loại sữa tươi ra thành sữa tươi nguyên chất (100% sữa tươi) và sữa tươi có bổ sung (có từ 90% sữa tươi, bổ sung thêm đường, dịch quả…). Các doanh nghiệp kinh doanh sữa thì cho rằng, sữa tươi nguyên chất là sữa tươi 100%, còn sữa tươi có bổ sung phải đảm bảo tỷ lệ sữa tươi tối thiểu trong sản phẩm từ 95% trở lên.
Riêng về khái niệm sữa hỗn hợp, các chuyên gia cũng đề nghị phải có quy định thành phần sữa tươi ít nhất phải là 70% trong sản phẩm này.
Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Cổng thông tin điện tử Chính phủ